[Logistics] Tiết kiệm trên từng chuyến hàng và tối ưu nhà xưởng

Sự phức tạp trong khâu phân phối hàng hoá kịp thời và tiết kiệm chi phí ngày càng tăng dẫn đến gánh nặng cho việc điều phối các hoạt động hiệu quả. Hiệu quả đối với một doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng, nó đóng góp rất lớn trong quá trình phục vụ khách hàng và đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Việc lập kế hoạch hậu cần dần trở lên phức tạp với số lượng khách hàng càng ngày càng tăng, vị trí địa lý đa dạng, sự không chắc chắn của các đơn hàng tương lai, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và ngay cả trong chính bản thân doanh nghiệp. 

Chi phí vận chuyển quá cao, kho bãi quá tốn chi phí, cồng kềnh mất thời gian, lượng hàng hoá hỏng càng ngày càng lớn, lượng sản phẩm đưa đến khách hàng mất nhiều thời gian hơn… 

Qua bài viết này, hãy cùng Nhựa Hà Nội phân tích về những phương pháp giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình vận chuyển và tối ưu nhà xưởng để tạo ra những giá trị hiệu quả bền vững.

1. Logistics trong doanh nghiệp

Logistics được coi là một quy trình phức tạp nhất trong số các quy trình kinh doanh. Thách thức lớn nhất là việc phối hợp cùng lúc nhiều nhà cung cấp cho nguyên liệu đầu vào và việc quản lý hàng hoá đầu ra, thách thức trong việc giao hàng hoá thành phẩm đến cho khách hàng với khối lượng, số lượng chính xác, kịp thời. Sự kết hợp này trong quá trình Logistics thực sự gặp rất nhiều khó khăn vì cần phải tối ưu chi phí và tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng cũng như lợi nhuận cho công ty.

“Thực sự khó khăn để tối ưu hệ thống vận chuyển đi hàng nghìn dặm và phục vụ cho hàng triệu khách hàng”

2. Khách hàng

Muốn tối ưu tốt nhất việc vận chuyển cho khách hàng, cần xây dựng mô hình mô tả các đặc điểm của khách hàng. Cụ thể với 2 yếu tố: khoảng cách tuyến đường vận chuyển, tần suất nhu cầu của khách hàng.

Case 1: Đối với những khách hàng ở gần cơ sở sản xuất, bất kể với tần xuất nhu cầu nhiều hay ít, bất kể là khách hàng ít đặt hàng hoặc là những khách hàng gần gũi với công ty. Việc gửi hàng trực tiếp đến với khách hàng từ cơ sở sản xuất luôn là yêu cầu đầu tiên.

Case 2: Đối với những khách hàng có khoảng cách đến cơ sở sản xuất dài, các đơn đặt hàng thường xuyên trên một mức độ nhất định, Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp gián tiếp như đặt kho bên ngoài để nhanh chóng giao hàng bổ sung cho khách hàng. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí liên quan đến vấn đề vận chuyển và vẫn giúp doanh nghiệp duy trì hoặc cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Case 3: Đối với những khách hàng mang tính chất gián tiếp, nhu cầu gián tiếp khách, doanh nghiệp cần cân nhắc trên các yếu tố về thông tin vận chuyển, chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho… để quyết định việc cung cấp trực tiếp hàng cho khách, hay lưu kho hoặc thông qua một đơn vị trung gian để đưa hàng đến được tay khách hàng tốt nhất.

3. Tuyến đường vận chuyển

Tối ưu về tuyến đường vận chuyển cần xây dựng mô hình chi phí vận chuyển và lưu kho để đưa quyết định giữa các phương pháp vận chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp. Chiến lược vận chuyển tốt hơn sẽ được quyết định phụ thuộc vào thời gian giao hàng trực tiếp và khoảng thời gian từ khi vận chuyển đến khi giao cho khách hàng.

Tuỳ vào từng chính sách của công ty thời gian giao hàng để làm hài lòng khách hàng sẽ khác nhau. Ví dụ như trong trường hợp thời gian giao hàng nhiều hơn  2 ngày thì việc lựa chọn các phương pháp vận chuyển gián tiếp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Để tối ưu tuyến đường vận chuyển cần tính toán đến các chi phí vận chuyển từ cơ sở sản xuất đến khách hàng, chi phí từ cơ sở sản xuất tới kho bên ngoài, chi phí từ kho đến khách hàng… Các chi phí tiềm ẩn có thể tính tới như chi phí lưu kho, trọng tải xe, trọng tải hàng hoá. Tất cả chi phí này cần được tính trên số lượng lô hàng. 

Sau khi tính toán về chi phí trên từng tuyến đường với khách hàng cần tính toán một chi phí cho một tuyến đường thấp nhất bằng cách kiểm tra các kho hàng gần nhất để tối ưu chi phí và có sự so sánh với các trường hợp trên để đưa ra tổng số phần trăm đã tiết kiệm được cho tổng số khách hàng. 

4. Mở thêm kho hàng

Đối với một vài khách hàng đặc thù, việc mở thêm kho hàng cần tính toán dựa trên các chi phí thuê kho của các kho đã có để tính toán về mức độ tiềm năng tiết kiệm được trên các chuyến hàng (dưới 3 dạng: tiết kiệm ít, vừa và nhiều) để đưa ra quyết định chính xác về việc có thể mở thêm kho hàng hay không. 

5. Tối ưu về quá trình vận chuyển

Các yếu tố trong quá trình vận chuyển mang tính chất có thể tính được như những yếu tố liên quan đến hỏng hóc trong khâu vận chuyển, xăng, độ nặng của hàng hoá, lượng hàng hoá. Việc tối ưu các giá kệ, các pallet vận chuyển sẽ giúp cho hàng hoá nhẹ hơn, tối ưu quá trình đi của xe, tối ưu về số lần vận chuyển. Tạo nên phần trăm tiết kiệm tối ưu trên từng chuyến hàng. (xem thêm: lời giải cho bài toán vận chuyển).

6. Tối ưu về kho bãi

Một yếu tố rất quan trọng trong quá trình vận chuyển đó là kho bãi. Việc lưu kho dễ dàng, việc nhiều chỗ trống hơn trong kho hàng nghĩa là sẽ có nhiều hàng có thể được chứa hơn. Việc kho bãi tối ưu sẽ đem đến những hiệu quả đặc biệt lớn về thời gian vận chuyển hàng ra và vào kho, kho sẽ chứa được nhiều hàng hoá hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *