Hàng năm để khắc phục ăn mòn kim loại tiêu tốn rất nhiều chi phí và nhân lực thậm chí gây nguy hiểm cho các công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, viễn thông, điện lực, dầu khí, quân sự, quốc phòng và đặc biệt là các công trình ven biển.
Theo như thống kê tổng khối lượng kim loại bị ăn mòn trung bình hằng năm trên thế giới khoảng 10-30% khối lượng kim loại được sản xuất ra. Sự ăn mòn kim loại gây tổn thất lớn về nhiều mặt cho nền kinh tế và đời sống con người. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ nguồn gốc ăn mòn, chúng ta có thể giảm thiểu tác hại từ quá trình ăn mòn.
Bằng cách sử dụng một tác nhân chống ăn mòn phù hợp, bạn cung cấp bảo quản tối ưu cho các thành phần của bạn và đạt được bảo vệ hiệu quả chống lại thiệt hại cho doanh nghiệp của bạn.
Ăn mòn kim loại là gì?
Ăn mòn là một quá trình chuyển hóa tự nhiên từ kim loại tinh khiết sang hình thái bền hơn về mặt hóa học (dạng oxit kim loại, hydroxit hoặc sunfua). Đây là quá trình phá hủy vật liệu từ từ thông qua các phản ứng hóa học/điện hóa học với môi trường xung quanh.
Kim loại sau một thời gian tiếp xúc với không khí, nước hoặc các môi trường có tính ăn mòn cao sẽ xảy ra các phản ứng oxy hóa-khử, tạo thành lớp sản phẩm ăn mòn trên bề mặt có màu ố vàng hay còn gọi là gỉ sét.
Lợi ích của việc chống ăn mòn kim loại
- Thời gian tái bôi trơn dài hơn và giảm chi phí bảo trì do hao mòn là nhỏ nhất
- Bảo vệ hiệu quả chống lại các môi trường ăn mòn khác nhau
- Sử dụng được cho các thành phần đa dạng như xích, bánh răng, bản lề, đinh vít và bu lông, ray trượt, vòng bi, vv.
- Giảm hỏng hóc trong quá trình lắp ráp và tháo dỡ do dễ dàng xử lý các kết nối vít
- Ít tiếng ồn
- Hoạt động an toàn ví dụ như tiêu chuẩn thực phẩm NSF H1 cho ngành công nghiệp thực phẩm chế biến
Các dạng ăn mòn kim loại
Căn cứ vào môi trường và cơ chế của sự ăn mòn kim loại, có thể phân loại ăn mòn thành hai loại chính như sau:
- Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại phản ứng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường (các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường) và không có xuất hiện dòng điện.
- Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa – khử; trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương.
Các giải pháp ngăn chặn chống ăn mòn
Phương pháp phủ lớp bảo vệ
Phương pháp này có thể chia thành hai loại: phủ lớp kim loại và phủ lớp phi kim loại. Mục đích chính của phương pháp chống ăn mòn, mài mòn này là phân tách thiết bị khỏi môi trường tạo ăn mòn, mài mòn.
-
- Phương pháp phủ lớp kim loại: một lớp kim loại tốt hơn, có khả năng chống chịu ăn mòn, mài mòn tốt hơn sẽ được phủ lên thiết bị để bảo vệ thiết bị khỏi tiếp xúc trực tiếp với môi trường ăn mòn, mài mòn. Ví dụ điển hình là mạ thiếc, mạ thép,…
- Phương pháp phủ lớp phi kim loại: Sử dụng các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ (Men sứ, lớp lót ximang xilicat, gốm chống ăn mòn,…) để tạo một lớp phủ lên bề mặt kim loại nhằm tách biệt vật liệu và các môi trường ăn mòn, mài mòn.
Phương pháp sử dụng chất ức chế
Giống như một số chất tạo ra sự ăn mòn (như muối, axit,…) thì có các chất hóa học giúp ức chế quá trình ăn mòn (như Cromat, Silicat, Amin hữu cơ,…). Khi sử dụng amin hữu cơ, chất ức chế được thấm vào anot hoặc ca-tốt. Việc sử dụng phương pháp chống ăn mòn bằng chất ức chế thường được sử dụng trong các hệ thống khép kín và cần được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Các chất ức chế ăn mòn có thể được kết hợp với phương pháp lớp phủ bảo vệ hoặc lớp sơn lót.
Phương pháp phủ Nano bảo vệ
Các nhà khoa học vật liệu đã liên tục nghiên cứu để đưa ra công nghệ mới có tính cách mạng nhằm thay thế các phương pháp cũ: Công nghệ nano bảo vệ như công nghệ liên kết phân cực (Polar Bonding),
công nghệ Hóa phủ phản ứng (Reactive Chemical Coating), công nghệ phủ màng mỏng (Fluid Thin Fiml) để giúp các phân tử Nano bám chặt vào bề mặt kim loại và đánh bật các tác nhân ăn mòn, giảm rỉ sét đã có nhưng không làm tăng trọng lượng vật phủ.