Giải bài toán doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi giá trị

Nỗ lực của doanh nghiệp là yếu tố chính, hỗ trợ của địa phương rất quan trọng, đồng thời, định hướng của Nhà nước mang tính quyết định…
Để giải bài toán vươn lên tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp Việt Nam, Nhóm Phóng viên Vneconomy đã có cuộc trao đổi với đại diện các doanh nghiệp CNHT đầu ngành tại Việt Nam. Theo đó, ông Bùi Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội, thành viên Tập đoàn An Phát Holdings đã đưa ra những nhận định về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Ông Bùi Minh Hải – Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Hà Nội, Tập đoàn An Phát Holdings

Ông Bùi Minh Hải chia sẻ: “An Phát Holdings (APH) là Tập đoàn nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á. Giai đoạn cuối 2018 – 2019, chúng tôi đã mở rộng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực này. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính quyền Trung ương và địa phương và các đối tác chiến lược, các công ty thành viên thuộc tập đoàn đã tích cực triển khai nhiều chương trình hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế tạo khuôn mẫu, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Từ đầu năm 2019, An Trung Industries, chính thức trở thành nhà cung ứng linh kiện nhựa điện thoại cho Samsung. Tháng 9/2020, Công ty TNHH MTV cơ khí chính xác và khuôn mẫu Việt Nam (VMC) – là công ty Việt Nam đầu tiên tăng được 2 bậc cải thiện về năng lực sản xuất và kiểm soát chất lượng trong chương trình tư vấn cải tiến do Samsung phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Đặc biệt, chúng tôi sở hữu CTCP nhựa Hà Nội – doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực nhựa công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam với gần 50 năm kinh nghiệm sản xuất và cung ứng các sản phẩm linh kiện nhựa kỹ thuật cao. Hiện tại, Nhựa Hà Nội đang là đối tác chiến lược của các Tập đoàn lớn như: Honda, Toyota, Samsung, Panasonic, LG… Hiện tại, APH cũng được Bộ Công Thương, chính quyền tỉnh Hải Dương và Samsung Việt Nam chọn là doanh nghiệp đầu tàu để phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Hải Dương.

Ngay từ đầu, APH đã xác định công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực chủ chốt đóng góp vào sự phát triển của tập đoàn. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng tôi là một trong số ít doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có sự đầu tư bài bản trong lĩnh vực này bằng việc đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, liên tục cập nhật công nghệ mới nhằm tăng hàm lượng chất xám, công nghệ trong từng sản phẩm. Song song với đó, chúng tôi cũng phối hợp với đối tác đầu tư để tổ chức các chương trình đào tạo nhằm bồi dưỡng kỹ năng, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ công nhân viên.

Bênh cạnh thuận lợi, chúng tôi nhận thấy những khó khăn của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Thứ nhất, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi đầu tư lớn từ khoa học công nghệ, hệ thống máy móc, khuôn mẫu đến con người, kỹ thuật để làm ra những sản phẩm có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Vì vậy, thời gian thu hồi vốn lâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải kiên trì, nhẫn nại và thực sự có mong muốn gắn bó với lĩnh vực này.
Thứ hai, chúng ta đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia trong khu vực Thái Lan hay Indonesia, Malaysia… vốn đã có kinh nghiệm và lịch sử lâu đời phát triển trong lĩnh vực này.
Thứ ba là khan hiếm nguồn lao động có trình độ tay nghề cao. Nguồn lao động, kỹ sư được đào tạo bài bản đáp ứng được công nghệ mới rất hạn hẹp. Hầu hết được đào tạo tại nước ngoài hay làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia được đào tạo tại đó.

Doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lao động này hết sức khó khăn. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của chính quyền Trung ương và địa phương trong việc đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

(Chi tiết tại: https://vneconomy.vn/giai-bai-toan-doanh-nghiep-viet-tham-gia-chuoi-gia-tri-20201222162516502.htm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0888106116