Gia công cơ khí chế tạo máy

Trong thời điểm hiện nay, dưới chủ trương phát triển về công nghiệp hoá của Chính phủ, các công ty cơ khí chính xác mở ra rất nhiều. Để hiểu rõ về các định nghĩa cơ bản về nghề Gia công cơ khí chế tạo máy hoặc Ngành cơ khí chế tạo không phải ai cũng hiểu rõ.

Định nghĩa ngành gia công cơ khí chế tạo máy:

Ngành Gia công cơ khí chế tạo máy hoặc ngành cơ khí chế tạo dưới góc nhìn của người tiêu dùng thường liên tưởng ngay tới sắt thép, liên quan đến các công việc tay như tiện, phay, bào, hàn… Ngành gia công cơ khí chế tạo máy chính xác là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các máy móc, thiết bị hoặc các vật hữu ích để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc trong đời sống thường ngày.

Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại. Cơ khí chế tạo máy được hiểu là ngành chế tạo các máy móc thiết bị sản xuất. Có thể nói khi nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí rất quan trọng trong chuỗi phát triển.

Công việc của một kỹ sư chế tạo máy là gì?

– Thiết kế: đây là giai đoạn người kĩ sư sẽ lên thiết kế và lập bản vẽ của các loại máy móc thiết bị cần sản xuất: ví dụ như hệ thống máy sản xuất chai lọ, hệ thống máy đóng hộp, sản xuất vật liệu nặng, máy thu hoạch…
– Vẽ kĩ thuật cơ khí: đây là giai đoạn cần đến những kiến thức chuyên môn về cơ khí cũng như việc vận hành các phần mềm CAD
– Lập trình gia công máy CNC: đây là giai đoạn biến bản thiết kế thành hành động qua công cụ máy tính để truyền đến các máy gia công thực hiện theo đúng bản vẽ. Người kĩ thuật sẽ lập trình từng công đoạn trong quá trình gia công để đưa ra sản phẩm cuối cùng
– Thi công hoặc giám sát việc thi công: Trong giai đoạn này người kĩ sư sẽ cần phải trực tiếp làm việc với các máy móc cùng với những kết quả của quá trình lập trình CNC để tạo nên sản phẩm, giám sát việc sản xuất và hoàn tất các máy máy và thiết bị đã thiết kế.

– Tham gia lắp đặt: Sau khi hoàn tất, đối với một vài loại máy móc cần trực tiếp người kĩ sư tham gia quá trình lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các công trình nhà máy. Ví dụ như: nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng…
– Tham gia gia công sản phẩm trực tiếp: một số giai đoạn không thể sử dụng các máy CNC trực tiếp thì người kĩ sư cơ khí cần tham gia vào các giai đoạn tay như: Tiện, phay, hàn, bào, gia công vật liệu…
– Tham gia các công việc khác: ví dụ như các công tác về vận hành, bảo trì, xử lý sự cố của các máy thiết bị công nghiệp…

Các phương pháp gia công chế tạo máy:

Các phương pháp gia công truyền thống:
– Tiện: Tiện là phương pháp gia công cắt gọt thông dụng nhất,
– Phay: Phay cũng là phương pháp gia công khá phổi biến,
– Khoan là phương pháp cơ bản để tạo lỗ từ phôi đặc và được sử dụng rất phổi biến
– Khoét là phương pháp gia công mở rộng lỗ trên các loại máy như Khoan, Tiện, Phay, Doa,…

– Doa là phương pháp gia công tinh các lỗ sau khi khoan, hoặc sau khi khoan khoét hoặc Tiện
– Taro là phương pháp gia công ren, thường dùng gia công ren lỗ tiêu chuẩn. Taro có thể gia công ren trụ, ren côn, ren hệ anh và ren hệ met…..
– Chuốt: Là phương pháp gia công khá phổ biến. Dùng để gia công lỗ tròn, lỗ định hình, lỗ then, rãnh xoắn hay mặt phẳng…..
– Mài: Mài tròn ngoài, mài tròn trong, mài vô tâm, mài tròn có tâm, mài phẳng….
– Các phương pháp gia công tinh lần cuối: Mài nghiền, mài khôn, đánh bóng,…
– Các phương pháp gia công không phoi: lăn, ép….

Các phương pháp gia công tiên tiến: dựa trên nguồn năng lượng chủ yếu để bóc tách vật liệu có thể chia các phương pháp gia công này thành 4 nhóm phương pháp cơ bản như sau

  • Phương pháp cơ khí: bao gồm các phương pháp như gia công bằng tia hạt mài, gia công bằng dòng chảy hạt mài, gia công bằng tia nước, gia công bằng tia nước + hạt mài, gia công bằng siêu âm…
  • Phương pháp điện hóa: bao gồm các phương pháp như gia công điện hóa, mài điện hóa, mài xung điện hóa, khoan bằng dòng chất điện phân, khoan bằng mao dẫn, gia công điện phân ống hình…
  • Phương pháp hóa: bao gồm các phương pháp như gia công quang hóa, phay hóa…
  • Phương pháp nhiệt điện: bao gồm các phương pháp như gia công bằng xung điện, cắt dây xung điện, mài xung điện, gia công bằng dòng điện tử, gia công bằng tia laze, gia công bằng quang Plasma…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *