Thực tế, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam hiện nay hầu hết đều là tự phát, riêng lẻ, chưa tạo được chuỗi cung ứng liên hoàn.
Tập đoàn An Phát Holdings là đơn vị sở hữu nhiều công ty cung ứng, sản xuất linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô – xe máy, điện – điện tử như Công ty CP Nhựa Hà Nội, An Trung Industries, Công ty TNHH Phát triển Xuất nhập khẩu và Đầu tư VIEXIM…với các đối tác như LG, Panasonic, Honda và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam hiện nay hầu hết đều là tự phát, riêng lẻ, chưa tạo được chuỗi cung ứng liên hoàn.
Do đó, chúng tôi đã và đang cố gắng xây dựng cụm cung ứng để các công ty thành viên có thể liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi học hỏi kinh nghiệm và tăng lợi thế cạnh tranh. Mới đây, chúng tôi đã xây dựng Trung tâm Kinh doanh cho các công ty thuộc khối công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao năng suất kinh doanh, cải tiến và làm mới hoạt động bán hàng, tích cực tìm kiếm khách hàng, đối tác mới và tập trung nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới phù hợp.
Từ kinh nghiệm của doanh nghiệp mình, chúng tôi cho rằng, để giúp doanh nghiệp khả năng tham gia chuỗi, cung ứng được linh kiện kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó sự đầu tư về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ là yếu tố cốt lõi.
Có 5 hạng mục cụ thể doanh nghiệp tập trung. Thứ nhất, là đầu tư công nghệ và R&D (Nghiên cứu và phát triển). Chúng tôi thực hiện nhiều biện pháp cải tiến máy móc, công nghệ, tối ưu quá quy trình sản xuất. Ở mảng công nghiệp phụ trợ, chúng tôi đã đầu tư máy gia công cỡ lớn để có thể gia công nhưng chi tiết lớn lên đến 5 m như khuôn Bumper, IP, Door trim, Conson,… Song song máy gia công khuôn, chúng tôi cũng đầu tư máy đúc nhựa 2300 T, 3200 T để sản xuất những linh kiện đó. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đầu tư các thiết bị phụ trợ như máy đo 3D cỡ lớn để phục vụ kiểm tra sản phẩm hoàn thiện.
Thứ hai, về nguồn nhân lực, phối hợp với các nhà sản xuất lớn triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao tay nghề kĩ thuật của người lao động.
Thứ ba, nghiêm túc đầu tư xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng phù hợp các tiêu chuẩn của sản phẩm, đồng thời thực hiện các cải tiến khác để nâng cao năng lực sản xuất.
Thứ tư, để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn tài chính vững mạnh để theo đuổi các chiến lược phát triển dài hạn.
Thứ năm, đáp ứng tiêu chí của bất kì nhà sản xuất nào đưa ra cho nhà cung ứng là 3 yếu tố: Chất lượng – Giá cả – Thời gian.
Theo: https://enternews.vn/giai-phap-giup-doanh-nghiep-cong-nghiep-ho-tro-vao-chuoi-cung-ung-toan-cau-186379.html