Kỹ thuật viên máy CNC là gì?

Kỹ thuật viên máy CNC (hoặc đứng máy CNC) là người trực tiếp vận hành máy CNC dựa vào các kiến thức chuyên môn và kỹ năng vận hành được đào tạo của mình để giúp cho các máy CNC chạy ra những sản phẩm mong muốn.

Kỹ thuật viên máy CNC hiện đang là một ngành nghề được nhiều người quan tâm. Rất nhiều công ty trong và ngoài nước đang cần tuyển dụng cho vị trí này. Vậy nghề Kỹ thuật viên máy CNC là nghề gì và người làm công việc này cần trang bị những kiến thức như thế nào?

Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ CNC

CNC được viết tắt từ cụm từ Computer Numerical Control, tức máy công cụ điều khiển bằng chương trình số. Phát triển từ cuối thập niên 1940 – đầu 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của học viện MIT.
Với phương pháp phay thông thường (phay cơ) cắt thông thường, việc điều khiển các chuyển động cũng như thay đổi vận tốc của các bộ phận máy đều được thực hiện bằng tay. Với cách điều khiển này, thời gian phụ khá lớn, nên không thể nâng cao năng suất lao động.

Để giảm thời gian phụ, cần thiết tiến hành tự động hóa quá trình điều khiển. Trong sản xuất hàng khối, hàng loạt lớn, sản xuất nhỏ, mặt hàng thay đổi thường xuyên. Do đó, công nghệ CNC ra đời là một điều tất yếu cho phép gia công nhiều loại chi tiết, phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt nhỏ và hàng loạt vừa, mà trên 70% sản phẩm của ngành chế tạo máy được chế tạo trong điều kiện đó, và từ đó nghề đứng máy CNC ra đời.

Kỹ thuật viên máy CNC là gì?

Nghề Kỹ thuật viên máy CNC là nghề mà người trực tiếp vận hành máy CNC dựa vào các kiến thức thức sau đây để điều khiển máy CNC:

  • Sử dụng thành thạo phần mềm mô phỏng SSCNC trên máy tính.
  • Hiểu rõ về bảng điều khiển, các mã lệnh và cấu trúc chương trình trên máy CNC.
  • Biết cách sét gốc tọa độ gia công, bù trừ chiều dài dao, khai báo dụng cụ cắt,…

Những lưu ý khi vận hành máy phay CNC

  • Cần mặc quần áo gọn gàng để không bị vướng vào máy móc trong quá trình làm việc.
  • Nên sử dụng kính bảo hộ, mặt nạ trong khi vận hành máy phay CNC. Bởi các mảnh vụn từ máy văn ra rất dễ gây tổn thương cho mắt.
  • Khi cầm dao hoặc phôi sắc thì nên sử dụng găng tay. Cần kiểm tra lại thật kỹ sao cho phôi được kẹp thật chặt trước khi tiến hành gia công. Khi phôi vẫn còn lỏng thì có thể gây rủi ro đáng tiếc và thành phẩm không được chính xác như mong muốn.
  • Không nên thực hiện cắt với tốc độ quá cao bởi như vậy dao có thể bị vỡ. Không thực hiện đo hay kiểm tra máy khi đang gia công mà chỉ làm khi máy đã dừng lại hoàn toàn. Đặc biệt, phải luôn trực máy khi gia công để đảm bảo sự an toàn cũng như sự chính xác cho sản phẩm sau khi hoàn thiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *